Khách Hồ Ngọc

Địa chỉ : Trung Minh TP Hòa Bình Tel : 0218. 3841 234 / 3842 829 * Fax: 0128. 3841 234 E-mail : khachsanhongoc@gmail.com - Website : www.khachsanhongoc.com - www.hotelresorthongoc.com

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI PHÚ PHÁT HOTEL - RESORT HỒ NGỌC

Địa chỉ : Trung Minh TP Hòa Bình Tel : 0218. 3841 234 / 3842 829 * Fax: 0128. 3841 234 E-mail : khachsanhongoc@gmail.com - Website : www.khachsanhongoc.com - www.hotelresorthongoc.com

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Tham quan động Thác Bờ

Bạn có thể phượt bằng xe máy hoặc ô tô theo đoàn từ Hà Nội, sau đó đi thuyền khoảng 15 phút trên hồ Hòa Bình để đến với động Thác Bờ. Nơi đây từ lâu là điểm du lịch lý tưởng và hấp dẫn với du khách thích khám phá.



Trong lòng động Thác Bờ có những hàng ghế đá cho du khách ngồi nghỉ chân, thưởng ngoạn cảnh sắc huyền ảo.



Lối vào hang.



Trong hang rất mát mẻ với nhiệt độ luôn thấp hơn bên ngoài.



Để vào khu vực rộng nhất của động Thác Bờ với bề ngang khoảng 20m, có một cây cầu nhỏ bắc qua hồ nước khá trong.



Một lưu ý nhỏ cho du khách khi đi trên các bậc thang trong động phải chú ý vì dễ trơn trượt.



Với nhiều hình dạng khác nhau, thạch nhũ trong hang luôn làm người xem thích thú.



Vẻ đẹp độc đáo của những khối măng đá tạo nên sự kỳ bí cuốn hút ánh nhìn của du khách.



Cá hồ nướng là đặc sản không nên bỏ qua khi du lịch đến đây.

Ảnh: Phạm Trắc Vũ
Theo : http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/viet-nam/hoa-binh/doc-dao-dong-thac-bo-thung-nai-3008316-p2.html

Công trình thủy điện - 'Đặc sản' du lịch của Hòa Bình

Ngoài việc tham quan nhà máy, du khách còn có thể ngồi thuyền lướt trên mặt hồ rộng lớn, ghé thăm động thác Bờ, đền thờ Long Vương, đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay các bản làng dân tộc gần đó.


Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 6 chừng 70 km, bạn sẽ đặt chân đến thành phố Hòa Bình. Nhà máy thủy điện cách thành phố chừng 3km.


Tổ hợp công trình ngầm này được xây dựng trong lòng núi và tọa lạc tại hồ Hòa Bình, nằm trên dòng sông Đà nổi tiếng.


Đây là công trình công nghiệp khổng lồ của ngành điện lực Việt Nam, bao gồm nhiệm vụ: chống lũ, phát điện, tưới tiêu, giao thông thủy.


Trước khi nhà máy thủy điện Sơn La khánh thành, Hòa Bình là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á, cung cấp một phần ba sản lượng cho cả nước. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành, công trình đánh dấu tình hữu nghị hợp tác giữa hai nước.


Đi qua đường hầm dẫn đến các tổ máy phát điện nằm sâu dưới lòng đất, du khách sẽ được nghe giới thiệu về quá trình vận hành các tổ máy để làm ra điện năng và cách thức đưa điện hòa vào lưới điện quốc gia.


"Niềm tự hào của điện lực Việt Nam" được xây dựng từ năm 1979 đến tháng 4 năm 1994, với 8 tổ máy đạt công suất 1.920 MW. Ngoài ra, nơi đây còn là điểm tham quan hấp dẫn bởi sở hữu một quần thể kiến trúc hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.


Một trong những điểm dừng chân khác khi đến nơi đây là tượng đài chủ tịch Hồ Chí Minh trên đồi ông Tượng, nhà truyền thống nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công dân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hi sinh trên công trình Thuỷ Điện…

Kết thúc chuyến tham quan, bạn nên ngồi thuyền lướt trên mặt hồ rộng lớn để thưởng ngoạn thiên nhiên kỳ ảo, mênh mang của núi đồi, ghé thăm động thác Bờ, đền thờ Long Vương, đền Bà Chúa Thượng Ngàn hay các bản làng dân tộc gần đó.

Nguyễn Minh Sơn
Theo ; http://dulich.vnexpress.net/photo/anh-video/cong-trinh-thuy-dien-dac-san-du-lich-cua-hoa-binh-3123847.html

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Thịt khô trên mâm cỗ Tết người Tây Bắc

Đến thăm Tây Bắc những ngày đầu xuân, người ta không chỉ ngây ngất trước cảnh sắc thiên nhiên màu sắc mà còn bởi các đặc sản miền sơn cước. Trong mâm cỗ Tết, người Tây Bắc không bao giờ thiếu hai món thịt khô nổi tiếng, đó là thịt gác bếp và lạp xưởng gác bếp.

Thịt gác bếp là món đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái, đặc biệt trong các dịp lễ Tết. Món thịt này thường được làm từ phần thịt nạc trâu, bò hoặc lợn nhà nuôi thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Mỗi mùa Tết đến xuân về, nhà nhà chuẩn bị tất bật, gom góp gọi nhau mổ lợn từ sớm để làm lạp xưởng, thịt gác bếp đủ để cả gia đình ăn trước, trong và sau Tết.
Mô tả


Mỗi phần thịt đều được tận dụng với mục đích khác nhau. Các phần đầu, chân, mỡ lá, nội tạng được cất đi để chế biến thành các món khác, giữ riêng phần thịt nạc, đặc biệt là nạc thăn để làm thịt hun khói. Khi chế biến, người ta lọc từng miếng thịt như con chì nhưng to như bàn tay. Thịt này phải không còn dính chút mỡ hay gân nào rồi thái dọc thớ để miếng thịt dễ chín.

Thịt tuyệt đối không rửa, mà giữ sạch từ khi mới mổ, đem ướp gia vị đã chuẩn bị sẵn. Đây là khâu cực kì quan trọng quyết định vị ngon của thịt gác bếp. Các loại gia vị phải đầy đủ, cân đối để miếng thịt khô có vị đậm đà, vừa vặn, hợp khẩu vị của nhiều người. Có nhiều loại gia vị được sử dụng như tỏi, gừng, muối, đường… nhưng không thể thiếu hạt tiêu rừng, hay mắc khén, tạo nên hương vị riêng biệt của thịt gác bếp Tây Bắc.


Thịt sau khi tẩm ướp gia vị đủ thời gian sẽ được xiên vào những thanh tre vót nhọn, cách đều nhau để đảm bảo khi hun khói len được toàn bộ miếng thịt. Lần lượt từng dây thịt xiên được gác lên bếp củi đang cháy. Yếu tố quyết định thịt gác bếp có ngon hay không chính là khói bếp. Vậy nên bếp lửa cần đun sao cho khéo để khói đủ ươm màu, ươm mùi cho miếng thịt mà bên trong vẫn có màu hồng đẹp mắt.

Dù là chín bằng khói củi, nhưng không phải loại củi nào cũng được sử dụng trong công đoạn chế biến thịt gác bếp. Củi phải chọn từ những cây khi đốt cho khói có mùi thơm và nhất thiết không dùng củi tre. Cứ thế giữ lửa tới 3 ngày 3 đêm cho miếng thịt quắt lại chỉ còn khoảng 1/3 rồi đem hong khô lần cuối cho ngót hẳn nước. Khi đó thịt đã ám khói đen và khô lại, thấm hết gia vị vào trong, trên bề mặt vẫn còn lấm tấm gia vị, hạt ớt, hạt tiêu rừng ngon mắt.



Thịt gác bếp là đặc sản của nhiều tộc người ở Tây Bắc. Thịt lợn hun khói đã ngon, thịt bò hay thịt trâu hun khói còn bội phần hấp dẫn. Những miếng thịt khô quắt, đen óng vì ám khói nhưng khi xé ra lại có màu đỏ tươi, ăn thấy vị ngọt, cay, bùi và mang hương thơm đặc trưng vô cùng ấm áp của khói bếp. Thịt gác bếp dậy mùi mắc khén, chấm cùng chẳm chéo Tây Bắc, nhấp cùng ngụm rượu nếp vùng cao lại càng thơm ngon đặc biệt.


Ngoài thịt gác bếp, đồng bào Tây Bắc còn có món lạp xưởng gác bếp để ăn Tết. Để làm lạp xưởng cần có lòng non làm vỏ. Lòng cạo bỏ bớt lớp vỏ ngoài, rửa sạch nhiều lần, cuối cùng là rửa bằng rượu. Thịt làm lạp xưởng cần cả nạc cả mỡ, tẩm ướp gia vị cũng giống thịt hun khói rồi được nhồi vào lòng non. Xong xuôi, người Tây Bắc cũng mang gác bếp theo quy trình và thời gian như làm thịt gác bếp.


Lạp xưởng gác bếp có vị béo, giòn. Món thịt nguội này có thể để quanh năm không hỏng, ăn khi nào cũng thấy ngon. Khi ăn có thể rán vàng đều, nướng trên than hoa rồi thái lát mỏng chấm tương ớt, chẳm chéo, ăn kèm với rau thơm, dưa chuột hoặc hấp vài phút cho mềm rồi xào cùng ngồng tỏi tươi... Lạp sườn có thể ăn với xôi trắng, dùng như món mặn trong bữa cơm hằng ngày, đặc biệt dùng làm mồi nhậu ngon hết ý. Dẫu người kén ăn đến mấy cũng dễ dàng bị chinh phục, rồi nhớ nhung hoài không thôi.

Những ngày cận Tết, đến thăm gia đình nào trên vùng Tây Bắc cũng có thể thấy lủng liểng trên chái bếp những khúc lạp xưởng, hay thịt gác bếp ngon lành. Món thịt nguội không thể thiếu trong mâm cỗ Tết vùng cao, là nét đẹp cần gìn giữ lâu dài của các tộc người sinh sống trên mảnh đất biên cương Tây Bắc.

(Theo MASK Online)

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Cẩm nang du lịch bụi Hòa Bình

Vùng đất này mời gọi du khách với sự hùng vĩ của sông Đà, sự lãng mạn của Thung Nai, thơ mộng của Mai Châu và nhộn nhịp của bản Lác.



1.Địa điểm tham quan

Nhắc đến Hòa Bình, du khách nghĩ ngay vẻ đẹp vừa hoang sơ, hùng vĩ, vừa lãng mạn thanh bình trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng hay vẻ dữ dội, hào hùng của sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Và cũng chỉ trong các tác phẩm này, vẻ đẹp của các địa danh này được thể hiện trọn vẹn nhất, sinh động nhất

Điểm du lịch đầu tiên nổi bật của Hòa Binh là Mai Châu trong câu thơ “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”. Địa danh này sở hữu vẻ đẹp thanh bình của bức tranh phong cảnh miền núi nên thơ và hiền hòa. Đến Mai Châu, bạn cũng sẽ được hòa mình trong những tiết mục cồng, chiêng, trống đồng, hát ví Mường, đêm hội xòe của bản Lác; thưởng thức những món ăn mang đậm đà bản sắc dân tộc, ngây ngất trong men say rượu cần; trải nghiệm cảm giác gian khó trong hành trình chinh phục hang Dơi, để rồi vỡ òa khi nhìn thấy bức tranh toàn thung lũng Mai Châu. Bên cạnh đó, trên đường về, bạn có thể ghé thủy điện Hòa Bình ghi lại những shoot hình ấn tượng hay viếng tượng đài Bác Hồ.



Màu tím của hoàng hôn...



Màu xanh của bầu trời...



... Của đồng lúa.



... ánh lửa trong đêm hội trại...



Hay nụ cười của cô bé bản Lác, là những điểm thú vị níu chân bạn ở Mai Châu.

Điểm đến thứ hai thường được phượt thủ lựa chọn là Thung Nai, nơi núi sông giao nhau tạo thành một “vịnh Hạ Long” trên núi. Đến Thung Nai, sau khi trải nghiệm cảm giác lênh đênh trên chiếc thuyền nhỏ trên mặt sông sâu cả trăm mét, ngắm những hòn đảo mọc lên từ nước, ngắm lác đác nhà sàn ẩn hiện, tiếng gõ mái chèo, hít thở không khí trong lành, bạn sẽ được thưởng thức món gà thả vườn tẩm ướp nước dừa nướng thơm phức tại đảo Dừa, lang thang ở đảo cối say gió, tham quang hang Thác Bờ, tắm suối và ngắm thác cao khoảng 10m ở thượng nguồn.

Lưu ý nhỏ khi đến Thung Nai để không bị "chặt chém", bạn có thể liên lạc với số điện thoại của bác Tuy, một trong những người là dịch vụ để thuê trọn gọi dịch vụ tham quan các đảo, các hang, ăn uống, nghỉ ngơi với giá rẻ tại đây. (Số điện thoại: 01668862663). Ngoài việc khám phá đảo Dừa vào ban ngày, bạn cũng có thể qua đêm, đốt lửa trại với mức giá tương đối bình dân.

Hòa Bình cũng có động Đá Bạc với hàng trăm khối thạch nhũ nhiều hình dạng buông mình từ trên cao. Những khối thạch nhũ ấy kết hợp với bóng đèn nhiều màu sắc, tạo nên một bức tranh vừa mạnh mẽ vừa duyên dáng. Sau khi khám phá toàn bộ vẻ đẹp của động Đá Bạc, suối nước nóng Kim Bôi với những mạch nước ngầm nhiều khoáng chất vừa tốt cho thư giãn vừa tốt cho sức khỏe sẽ là điểm dừng chân lý tưởng tiếp theo.

Ngoài ra, bạn còn có thể vùng vẫy ở những bãi tắm đẹp bên hồ sông Đà. Tham quan các công trình thế kỷ dọc con sông, khám phá thời tiền sử của con người qua các di khảo cổ, chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của sông Đà hay ngắm đỉnh Phù Bua bốn mùa mây phủ.

2 : Di chuyển

Phần di chuyển này mình chỉ nói từ điểm bắt đầu là Hà Nội. Các bạn ở các tỉnh miền Trung, miền Nam chịu khó lấy đây là điểm trung gian cho chuyến đi. Các bạn ở các tỉnh phía Bắc tham khảo tại các bến xe của tỉnh có chuyến đến Hòa Bình hay không.

Bằng phương tiện công cộng:

Các bạn có thể đăng ký vé khứ hồi giữa Hà Nội – Hòa Bình ở các hãng xe được dân du lịch bụi đánh giá khá tốt như xe Tuấn Dũng, Hoàng Thao (2 xe này đi Mai Châu), xe Mạnh Hùng (tuyến Hà Nội - Yên Thủy). Cả 3 hãng xe này đều xuất phát từ bến xe Mỹ Đình. Đến nơi thì thuê xe ôm, xe máy, đò hay bắt taxi khám phá các điểm.



Thung Nai, "vịnh Hạ Long trên cạn" ghi điểm với vẻ lãng mạn của bình minh trên nặt nước...



Vẻ thanh bình của những con thuyền nằm trên bến chờ khách...



Những hòn đảo nhỏ rải rác.



Và ngọn thác đầu nguồn mát rượi.

Bằng phương tiện cá nhân:

Thành phố Hòa Bình cách Hà Nội 73km theo quốc lộ 6. Khoảng cách khá ngắn cho một chuyến phượt bằng xe máy hay xe ô tô.

Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân nên mang theo giấy tờ đầy đủ, chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông đường bộ. Trang bị thêm mắt kính, khẩu trang bao tay và điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.



3.Đến vào mùa nào?

Là một tỉnh vùng núi, mỗi thời điểm trong năm Hòa Bình lại có vẻ đẹp khác nhau nên đến vào thời gian nào cũng đẹp. Song đẹp nhất là vào mùa xuân, khi các triền núi rực rỡ dưới vẻ đẹp của hàng trăm loài hoa dại.

4 Khách sạn, nhà nghỉ

Khu vực trung tâm Hòa Bình gồm các tuyến đường Chi Lăng, Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo... các bạn có thể căn cứ vào đó hay vào lịch trình của mình mà thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.

Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá có thể chấp nhận với dân du lịch bụi mà bạn có thể tham khảo là Khách sạn Hồ Ngọc , phong cảnh hữu tình giá cả phải chăng, nhà nghỉ Mai Châu (giá từ 80.000 – 200.000 đồng).

Ngoài ra, bạn có thể ngủ trên nhà sàn ở đảo Dừa (Thung Nai) hay nhà sàn của người Mường tại bản Lác (Mai Châu).



5.Đặc sản Hòa Bình

Ngoài rượu cần là món uống tại chỗ cũng được mang về cũng xong, các món đặc sản khác của Hòa Bình đều là những món ăn tại chỗ như lợn thui luộc (sau khi thui rơm, xả thịt ra luộc, thịt còn nóng cho lên lá chuối tươi để quyện mùi. Món thịt này chấm với muối rang và hạt dổi nướng giã nhỏ), thịt lợn muối chua (với thính và lá rừng), măng chua nấu thịt gà, chả cuốn lá bưởi (thịt nướng lá bưởi), cá nướng đồ, thịt trâu nấu lá lồm, cơm lam, xôi các màu, măng đắng, rau rừng đồ, canh Loóng (được nấu từ nước luộc thịt với cây chuối rừng thái mỏng), nước chấm ớt (ớt nướng giã với củ kiệu, sau đó lấy đầu gà, tiết gà, ruột gà giã tiếp cho nhuyễn rồi trộn với ít rau thơm thái nhỏ thành món nước chấm ớt), bánh dầy Tết Môn...

6.Mang gì khi đến Hòa Bình?

- Mang quần áo, giày dép bạn yêu thích nhưng nếu di chuyển nhiều thì nên diện quần áo gọn gàng, giày dép trệt.

- Mang theo dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

- Mang theo áo khoác mỏng đề phòng không khí lạnh ở miền núi.

- Nếu thích cắm trại nhớ mang theo lều, mền hay áo khoác.

- Mang theo tiền mặt vì có ít ATM.

7. Các cung đường thường gặp

Hà Nội - Hòa Bình

Hà Nội/ Sài Gòn – Hòa Bình

Hà Nội/ Sài Gòn – Hòa Bình – Hải Dương

Hà Nội/Sài Gòn – Hòa Bình – Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Bạc trắng trong đời sống tinh thần của người Dao

Với người Dao từ xa xưa, bạc trắng đã có mặt trong mọi nghi lễ của cộng đồng, của từng gia đình. Từ cúng bái, ma chay đến cưới hỏi… đều không thể thiếu bạc trắng.


Chiếc mũ của phụ nữ Dao đỏ được gắn những chuông bạc nhỏ xinh xắn.

Thời xưa khi chưa có tiền giấy như bây giờ, người Dao dùng bạc trắng để mua bán trao đổi hàng hóa. Và từ lâu lắm, hầu như mỗi sinh hoạt trong cộng đồng người Dao đều gắn liền với bạc trắng. Từ lúc đứa trẻ mới lọt lòng thì ông bà đã làm cái mũ đính những cái chuông nhỏ bằng bạc để âm thanh đầu tiên lọt vào tai đứa bé là tiếng của dòng họ. Khi đứa trẻ lớn lên, thì mỗi giai đoạn của cuộc sống đều gắn liền với bạc trắng. Từ việc cưới xin, cúng lễ, đến ma chay đều có bạc trắng. Một người Dao luôn lao động, kiếm tiền để mua bạc cất giữ. Bạc trắng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo phong tục người Dao, các gia đình thường cất giữ bạc để sau này cưới vợ gả chồng cho con cái, có bạc để phòng khi già ốm và khi mất đi phải có một đồng bạc để ngậm. Họ quan niệm, có như vậy mới về được với với tổ tiên, nói những lời hay và phù hộ cho con cháu điều may mắn tốt đẹp.

Đối với người Dao khâu, những người giàu có trong cộng đồng lại không phải người nhiều vàng, nhiều trâu bò, nhiều ruộng đất mà là những người có nhiều bạc. Mỗi gia đình người Dao khâu đều có vài ba bộ trang sức bằng bạc. Gia đình nào giàu, có nhiều con trai thì số bạc có thể đến hàng chục bộ.

Đặc sắc nhất là bạc trắng dùng trong đám cưới đám hỏi. Để chuẩn bị cho đám cưới, nhà trai phải chuẩn bị một bộ trang sức thật đẹp bằng bạc để tặng cô dâu. Bộ trang sức bạc này gồm vòng cổ, vòng tay, vòng tai, hàng cúc bạc, dây xà tích được chạm khắc rồng phượng, chim muông, hoa lá tinh xảo, cầu kỳ.

Trên trang phục của người Dao Đỏ đều mang một nét đẹp rất riêng, rất sang trọng và quý phái theo phong cách rất vùng cao. Đó là những bộ trang phục đều có đính những trang sức bằng bạc cầu kỳ, đặc biệt là những quả chuông bạc nhỏ xinh xắn trên áo, mũ và cả trên các vòng tay, vòng cổ bạc hay khuy áo trên trang phục thiếu nữ Dao Đỏ nơi đây.

Đồ trang sức bạc làm cho bộ trang phục thêm đẹp, quý phái, thể hiện đẳng cấp và khả năng kinh tế của mỗi gia đình người Dao. Ngoài ra, theo quan niệm của người Dao, bạc còn giúp tránh cảm, tránh bệnh tật…

Bạc trắng được người Dao quý giá là vậy, nhưng khi bà con trong bản cần thì người có sẽ để lại không nặng nề lãi lời. Bạc trắng trở thành vật gắn kết dòng tộc, xóm giềng.

HBĐT tổng hợp


Hấp dẫn món thịt chua của người Dao Tiền

Thịt chua không chỉ được dùng làm món ăn trong mâm cỗ ngày rằm, ngày tết của người Dao Tiền mà họ còn dùng nó để tiếp đón khách quý, bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.


Thịt chua được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc.

Người Dao Tiền có rất nhiều món ăn truyền thống như mắm cá, mắm tép, thịt lợn gác bếp, thịt lợn nướng, lợn muối… Trong đó không thể không kể đến thịt lợn muối chua là món ăn truyền thống độc đáo của người dân tộc Dao Tiền. Món thịt muối chua có nhiều công thức chế biến khác nhau tùy khẩu vị của từng người.

Để làm thịt chua không khó nhưng mất rất nhiều thời gian. Nguyên liệu làm thịt chua khá đơn giản, chỉ có thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Muốn thịt muối chua, người Dao thường dùng thịt ba chỉ hoặc những phần thịt có cả nạc cả mỡ. Thịt đã chọn được cắt thành từng miếng, mỗi miếng khoảng 0,5kg, trên mỗi miếng, dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 - 3cm, tránh làm đứt phần bì.

Sau đó, đem thịt đã cắt ướp với thật nhiều muối, dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm sâu vào từng thớ thịt. Mỗi miếng thịt sau khi xát muối được trộn tiếp với một ít cơm nguội, để cơm thấm muối khi tan cho thịt bớt mặn, rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt. Trên miệng chum người ta lót thêm một lớp rơm sạch, dùng lá dong bịt lại rồi lấy lạt buộc bên ngoài cho thật chặt.

Thịt chua được sử dụng trong đám cưới của người Dao. Trong đám cưới nhà trai phải mang sang nhà gái một lượng thịt khá lớn để làm sính lễ. Chỗ thịt ấy đã được tính trước để phân phát cho anh em, họ hàng của cô dâu, nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ và vai vế đối với cô dâu, còn bố mẹ cô dâu sẽ nhận hai phần lớn nhất. Vậy nên, sau đám cưới, gia đình cô dâu phải đem ướp chua chỗ thịt ấy để bảo quản. Sau 2 - 3 năm, khi cô dâu chú rể đã thành vợ chồng, có đủ điều kiện tổ chức lễ cám ơn những người trước đây đã giúp gia đình nhà trai gánh lễ vật sang nhà gái thì bố mẹ cô dâu mới mở chỗ thịt chua ấy để tiếp đãi mọi người.

Sau mỗi đám cưới, nhà bố mẹ cô dâu sẽ có được ít nhất hai chum thịt chua như vậy. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp. Làm như vậy để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, như thế thịt sẽ không bị hỏng.

Thịt được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ và đặc biệt của món thịt này. Với những người có kinh nghiệm làm thịt chua, khi ăn họ có thể biết được thịt này đã được ướp bao nhiêu lâu.

Thịt chua còn được dùng làm một món ăn cho mâm cỗ trong những ngày rằm, ngày tết trong năm. Người Dao còn dùng thịt chua để tiếp đón khách quý bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.

Thịt lợn muối chua có đặc trưng là có vị chua, mềm mà không dai, không béo ngấy của thịt mỡ. Thay vào đó là vị đậm đà của thịt hòa cùng vị cay cay của riềng, vị thơm của lá cơm đỏ, trầu không, cơm nếp, đặc biệt là vị chua hòa lẫn vị mặn của muối đã tạo cho món ăn có hương vị thật độc đáo, khó quên. Thịt muối chua thường được ăn cùng rau sống. Ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi.

HBĐT tổng hợp

Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Karaoke Hồ Ngọc

Được xây dựng với 2 phòng hát mang 2 phong cách sang trọng khác nhau, kết hợp với hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại cùng đội ngũ phục vụ tận tình chu đáo là những ấn tượng ban đầu khi đến với karaoke Hồ Ngọc.

Món quà đặc biệt nhất dành cho giới doanh nhân thành đạt yêu ca hát chính là phòng Hồ Ngọc được thiết kế ngoại hạng và nội thất cao cấp mang đậm phong cách châu Âu. Karaoke Hồ Ngọc mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị khác nhau khi bước vào từng phòng hát karaoke. Với mỗi phòng, các bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi của không gian, của chất liệu, của hình ảnh, của ánh sáng biểu trưng cho mỗi đối tượng khi các bạn bước vào.